Thủ tục Nhập khẩu phôi thép là gì? Mã HS các loại phôi thép nhập khẩu

Việc nhập khẩu thép đã trở thành một ngành công nghiệp quan trọng do nhu cầu về kim loại này ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, trước khi quyết định nhập khẩu phôi thép, có một số thông tin quan trọng cần được tìm hiểu, bao gồm thủ tục nhập khẩu phôi thép và chính sách liên quan đến việc nhập khẩu phôi thép. Để có cái nhìn chi tiết hơn về vấn đề này, chúng ta hãy theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây.

Phôi thép là gì?

nhap khau phoi thep

Phôi thép là một sản phẩm kim loại dạng trung gian trong quá trình sản xuất thép, chúng ta thường gặp ở dạng đúc hoặc được cán nóng, có hình dạng chữ nhật hoặc vuông. Được sử dụng như là nguyên liệu để sản xuất nhiều sản phẩm thép đa dạng, phôi thép chủ yếu được áp dụng trong việc tạo ra các thành phần như thanh, dây và ống liền mạch.

Quy trình sản xuất phôi thép

Quy trình sản xuất phôi thép có thể khác nhau tùy thuộc vào thông số kỹ thuật sản phẩm mong muốn. Phôi thép có thể được sản xuất bằng cách đúc hoặc cán nóng.

Đúc là quá trình thép nóng chảy được đổ vào khuôn để đông đặc thành hình dạng mong muốn. Khuôn có thể được làm bằng kim loại hoặc cát, kích thước và hình dạng của khuôn quyết định kích thước và hình dạng của phôi. Phôi đã đông đặc sau đó được lấy ra khỏi khuôn và vận chuyển để xử lý tiếp.

Cán nóng là quá trình phôi thép được nung nóng đến nhiệt độ cao và đi qua một loạt con lăn để giảm độ dày và định hình thành phôi hình chữ nhật hoặc hình vuông. Quá trình cán nóng có thể được thực hiện theo quy trình liên tục hoặc bán liên tục, tùy thuộc vào kích thước và hình dạng phôi yêu cầu.

Sau khi phôi thép được sản xuất, chúng cần được xử lý và bảo quản đúng cách để duy trì chất lượng. Quá trình xử lý phôi thép bao gồm vận chuyển, nâng và xếp chồng. Phôi thép thường được vận chuyển bằng cần cẩu, xe nâng hoặc hệ thống băng tải. Việc nâng phôi đòi hỏi thiết bị nâng đặc biệt được thiết kế để xử lý trọng lượng và hình dạng của phôi một cách an toàn. Việc xếp chồng phôi đòi hỏi phải lập kế hoạch cẩn thận để tránh hư hỏng và biến dạng phôi.

Chính sách nhập khẩu phôi thép, thép các loại

Dựa trên quy định hiện tại của Việt Nam, thép được biết đến là một mặt hàng không thuộc vào danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu. Chính vì vậy, cá nhân, doanh nghiệp hay các tổ chức thực hiện nhập khẩu sản phẩm này như bình thường. Nhưng mà, trước khi đưa vào sử dụng cần cung cấp được các loại giấy tờ pháp lý.

nhap khau phoi thep

Cụ thể, thép là sản phẩm thuộc quản lý chuyên ngành của nhiều bộ như: Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công thương. Chính vì vậy, thủ tục nhập khẩu phôi thép nói riêng và thép nói chung cần đáp ứng đủ điều kiện của cả 2 bộ này. Những thông tư, văn văn của của cơ quan có thẩm quyền quy định về việc nhập khẩu thép mà các đơn vị cần tuân thủ chính là:

  • Thông tư số 07/2017/TT-BKHCN và thông tư số 27/2012/TT-BKHCN. Hai thông thư này đã quy định về thủ tục kiểm tra nhà nước đảm bảo chất lượng của các loại thép được nhập khẩu.
  • Thông tư số 14/2017/TT-BCT đã bài bỏ Thông tư 12/2015/TT-BCT về việc thực hiện chế độ cấp Giấy phép nhập khẩu tự động với một vài mặt hàng thép tại thị trường Việt Nam.
  • Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN ngày 31/12/2015. Thông tư này còn được gọi với cái tên là Thông tư số 58 của Bộ Công thương và Bộ Khoa học và Công nghệ.

Mã HS Code cho mặt hàng thép các loại

Khi nhập khẩu thép vào thị trường Việt Nam, cứ mỗi loại như vậy sẽ có mã HS khác nhau. Có thể nói, mã HS sẽ là căn cứ đóng vai trò quan trọng để đơn vị thuận lợi trong quá trình kê khai các loại giấy tờ pháp lý trước khi đưa vào sử dụng. Dưới đây sẽ là các mã HS thép không gỉ và mã HS cho mọi loại thép:

STT Tên hàng hóa sắt thép Mã HS
1 Gang thỏi; gang kính dạng thỏi, khối hoặc dạng thô khác 7201
2 Hợp kim fero 7202
3 Các sản phẩm chứa sắt được sản xuất trực tiếp từ quặng, sản phẩm sắt xốp, dạng tảng, cục hoặc hình thù tương tự; sắt có độ tinh khiết từ 99.94% dạng tảng, cục và dạng tương tự 7203
4 Phế liệu và mảnh vụn; thỏi đúc phế liệu được nấu lại từ sắt hoặc hợp kim thép của sắt 7204
5 Hạt và bột của gang thỏi, gang kính, thép và sắt  7205
6 Sắt và thép không hợp kim dạng thỏi đúc và các dạng thô khác (trừ sắt thuộc nhóm 72.03). 7206
7 Sắt, thép không hợp kim dạng bán thành phẩm 7207
8 Sắt thép không hợp kim cán phẳng, chiều rộng 600mm trở lên, cán nóng, chưa phủ, tráng hoặc mạ 7208
9 Sắt thép không hợp kim, cán phẳng, chiều rộng từ 600mm trở lên, ép nguội, chưa phủ, tráng hoặc mạ 7209
10 Sắt thép không hợp kim, cán phẳng, chiều rộng từ 600mm trở lên, đã phủ, tráng, mạ 7210
11 Sắt thép không hợp kim cán phẳng, chiều rộng dưới 600mm, chưa phủ, mạ, tráng. 7211
12 Sắt thép không hợp kim cán phẳng, chiều rộng dưới 600mm, đã phủ, mạ, tráng. 7212
13 Sắt, thép không hợp kim, dạng que, thanh, cuộn cuốn không đều, cán nóng. 7213
14 Sắt thép không hợp kim, dạng thanh, que, chưa gia công quá mức rèn, kéo nóng, cán nóng, ép đùn nóng, xoắn sau khi cán 7214
15 Sắt, thép không hợp kim, hình thù ở dạng thanh, que  7215
16 Sắt, thép không hợp kim, hình thù dạng góc, khuôn, hình 7216
17 Dây sắt, thép không hợp kim 7217
18 Thép không gỉ dạng thỏi đúc hoặc dạng thô; bán thành phẩm  7218
19 Thép không gỉ cán phẳng, chiều rộng sản phẩm từ 600mm trở lên 7219
20 Thép không gỉ cán phẳng,  chiều rộng dưới 600 mm 7220
21 Thép không gỉ cán phẳng, chiều rộng dưới 600 mm 7221
22 Thép không gỉ dạng thanh, que, góc, khuôn và hình khác 7222
23 Dây thép không gỉ 7223
24 Thép hợp kim khác dạng thỏi đúc, dạng thô và các bán thành phẩm  7224
25 Thép hợp kim cán phẳng, chiều rộng sản phẩm từ 600mm trở lên 7225
26 Thép hợp kim cán phẳng, chiều rộng dưới 600mm. 7226
27 Thép hợp kim dạng thanh, que, cán nóng, dạng cuộn không đều 7227
28 Thép hợp kim dạng thanh, que, góc, khuôn, hình; thép hợp kim hoặc không hợp kim dạng thanh và que rỗng  7228
29 Dây thép hợp kim khác 7229

Ở trong mỗi mã sẽ gồm có các mã nhỏ hơn, khi chúng được chia ra thành nhiều loại dựa vào đặc điểm, kích thước, hình dáng, thành phần,…

Hướng dẫn làm thủ tục nhập khẩu phôi thép, thép các loại

Đề cập về thủ tục nhập khẩu phôi thép khá là phức tạp nên sẽ tùy thuộc vào từng quốc gia và các quy định cụ thể. Để các bạn dễ dàng hình dung, nội dung tiếp ngay dưới đây sẽ trình bày một số bước cơ bản thường được vận dụng:

nhap khau phoi thep

Bước 1: Tiến hành xin đăng ký kiểm tra chất lượng tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng các tỉnh, thành phố

Để có thể biết loại thép nhập khẩu của đơn vị có cần tiến hành kiểm tra chất lượng hay không thì bạn cần thực hiện tra phụ lục I, phụ lục II và phụ lục III của Thông tư 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN. 

Được biết, phụ lục sử dụng dạng bảng để dễ dàng miêu tả được cụ thể về đặc điểm của thép. Đơn vị cần tiến hành đối chiếu đặc điểm của thép nhập khẩu của mình với bảng là dễ dàng xác định được thép nhập có cần kiểm tra chất lượng hay không. Cụ thể:

  • Phụ lục I sẽ là các sản phẩm thép không thuộc phạm vi điều chỉnh.
  • Phụ lục II sẽ là các sản phẩm thép cần được kiểm tra về chất lượng dựa trên các tiêu chuẩn khác nhau như: Tiêu chuẩn cơ sở, TCVN, khu vực, các nước, cũng như quốc tế.
  • Phụ lục III sẽ là những sản phẩm cần được kiểm tra dựa trên TCVN cũng như tiêu chuẩn của nước xuất khẩu.

Đối với cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp sẽ thực hiện nộp hồ sơ kiểm tra nhà nước về chất lượng của sắt thép tại cơ quan nhà nước đã được làm thủ tục hải quan. Hồ sơ cần chuẩn bị các loại giấy tờ như sau:

  • Giấy đăng ký nhà nước về chất lượng của sắt thép được nhập khẩu. Cụ thể đã có tại phần phụ lục V trong Thông tư 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN.
  • Bản sao giấy chứng nhận về sự phù hợp tiêu chuẩn hoặc chứng thư giám định phù hợp với tiêu chuẩn. Giấy này được cập bởi tổ chức chứng nhận hoặc tổ chức giám định được chỉ định.
  • Bản sao giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn hoặc chứng thư giám định đạt tiêu chuẩn được cập từ tổ chức chứng nhận hoặc tổ chức giám định được chỉ định. Các loại giấy tờ này cần được đóng dấu của các nhân, tổ chức và doanh nghiệp.
  • Bản sao giấy tờ hợp đồng  nhập khẩu thép, danh mục hàng hóa, hóa đơn, vận đơn, giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ. Các loại giấy tờ này cần được đóng dấu của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp.
  • Đối với những mã HS thép nằm ở phần mục 2 của phụ lục III phía trên cần được bổ sung thêm bản kê khai thép nhập khẩu. Bản kê này được sự xác nhận của Bộ Công thương, cũng như giấy xác nhận nhu cầu nhập khẩu được xác nhận từ Sở Công thương.

Bước 2: Làm thủ tục hải quan

Bộ hồ sơ hoàn chỉnh cần chuẩn bị để nộp về cơ quan Hải quan sẽ gồm các loại giấy tờ như sau:

  • Bản gốc “Đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu” từ Chi cục TCĐLCL đã được xác nhận.
  • Bản sao giấy Công bố hợp quy sản phẩm thép được nhập khẩu.
  • Những loại giấy tờ có liên quan khác như: Tờ khai hải quan nhập khẩu, Hợp đồng, Giấy hóa đơn sắt thép thương mại, Danh sách các loại hàng hóa, Vận đơn, Giấy chứng nhận về nguồn gốc xuất xứ hàng hóa.

Bước 3: Thông quan hàng hóa

Dựa trên thông tin của bộ khai hải quan, các đơn vị nhập khẩu sẽ cần thực hiện khai hải quan dựa trên quy định hiện hành. Quá trình kê khai cần được tiến hành thông qua phần mềm hải quan điện tử ECUS5 VNACCS.

Một khi, các bạn đã cung cấp đầy đủ thông tin trên phần mềm, đơn vị sẽ in tờ khai cùng bộ chứng từ giấy ở trên để đến chi cục hải quan để thực hiện đăng ký tờ khai. Sẽ tùy thuộc vào kết quả phân luồng là luôn xanh, luồng hồng hoặc vàng để tiến hành những công việc tiếp theo khác nhau. Cụ thể như sau: 

  • Với kết quả là luồng xanh thì đơn vị chỉ việc nộp thuế là có thể nhận hàng về. 
  • Đối với luồng vàng thì đơn vị cần cung cấp thêm hồ sơ giấy để bộ phận hải quan kiểm tra. 
  • Với kết quả luồng đỏ thì phía hải quan sẽ tiến hành kiểm tra cả giấy tờ và hàng hóa thực tế. Một khi đạt yêu cầu thì mới được lấy hàng về. 

Bước 4: Đem mẫu đi thử nghiệm về độ hợp quy

Với những đơn vị nhập khẩu sẽ mang mẫu đi thử nghiệm hợp quy tại một trong ba cơ quan dưới đây:

  • Cơ quan có thẩm quyền quyết định là Cục Viễn thông – Bộ Thông tin và Truyền thông.
  • Cơ quan trực tiếp thực hiện những thủ tục hành chính như: Các Trung tâm Kiểm định và Chứng nhận trực thuộc cơ quan có thẩm quyền của Cục Viễn thông – Bộ Thông tin và Truyền thông.
  • Cơ quan phối hợp có thẩm quyền như: Sở Thông tin và Truyền thông hay Chi Cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng.

Việc chuẩn bị hồ sơ chứng nhận hợp quy thép sẽ gồm có các loại giấy tờ như sau:

  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đúng quy định pháp luật. 
  • Bản công bố sự hợp quy đã được thiết kế theo mẫu quy định.
  • Bản sao giấy chứng nhận hợp quy thép được ban hành bởi tổ chức chứng nhận.
  • Bản miêu tả những đặc tính của thép như: Tính năng, yếu tố kỹ thuật, đặc điểm,..

Bước 5: Cung cấp kết quả hợp quy cho Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

Sau khi, bạn đã chuẩn bị một bộ hồ sơ hoàn chỉnh thì nộp về cho Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

Thuế nhập khẩu đối với phôi thép 

Bên cạnh thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng cần nộp dựa trên quy định thì mặt hàng sắt thép còn áp dụng thêm một số loại thuế như sau:

  • Thuế tự vệ dựa trên quy định tại Công văn số 10704/BCT-QLCT và 1099/BCT-QLCT, Quyết định 2968/QĐ-BCT với loại thép dài và phôi thép nhập khẩu.
  • Thuế chống việc bán phá giá phôi thép nhập khẩu được quy định bởi Bộ Công thương.
  • Thuế được quy định tại Quyết định số 1656/QĐ-BCT ngày 29/4/2016 áp dụng với thép không gỉ cán nguội dạng thấm hoặc dạng cuốn được nhập khẩu từ Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, Indonesia.
  • Thuế chống bán phá giá dựa trên quy định của Bộ Công thương. Thuế được quy định tại tại Quyết định số 1105/QĐ-BCT ngày 30/3/2017 với dòng sản phẩm thép mạ nhập khẩu.
  • Thuế chống bán phá giá tạm thời cới một số sản phẩm thép có chữ H có xuất xứ từ Trung Quốc. Mức thuế này được đưa ra từ Bộ Công thương và đã được quy định tại Quyết định số 957/QĐ-BCT ngày 21/03/2017.

nhap khau phoi thep

ĐỌC THÊM

Như vậy, nội dung bài viết trên đã chia sẻ đến các bạn những thông tin hữu ích về việc nhập khẩu phôi thép. Hy vọng rằng, các bạn sẽ dễ dàng trong quá trình làm thủ tục, cũng như hạn chế được sai sót không đáng có. Trong trường hợp, các bạn cần sự hỗ trợ liên quan đến lĩnh vực thép thì có thể liên hệ đến Công ty Cổ phần Kim loại Công nghiệp Stavian Industrial Metal để được tư vấn chi tiết thông qua: 

Công ty Cổ phần Kim loại Công nghiệp Stavian

Địa chỉ:

  • Trụ sở chính: Số 508 Trường Chinh, Phường Ngã Tư Sở, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
  • Chi nhánh Hải Phòng: Tầng 6, Toà nhà Thành Đạt 1, số 3 Lê Thánh Tông, Phường Máy Tơ, Quận Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng
  • Chi nhánh Miền Nam: Tầng 12A, Tòa nhà Vincom Center Đồng Khởi, 72 Lê Thánh Tôn, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Hotline: +84 2471001868 / +84975271499

Website: https://stavianmetal.com

Email: info@stavianmetal.com

Gửi email

Youtube

Messenger

Zalo Chat

Gọi

Liên hệ